Chứng khoán phái sinh tín dụng: Các chủ thể tham gia và các sản phẩm

1. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán phái sinh tín dụng

  • Ngân hàng và các nhà quản lý danh mục tín dụng: Ngân hàng sử dụng thị trường chứng khoán phái sinh tín dụng để phòng ngừa rủi ro cho các vị thế gắn với một tổ chức đơn nhất hay liên quan đến thị trường tín dụng nói chung.
  • Các nhà tạo lập thị trường: Với chứng khoán phái sinh tín dụng, các nhà tạo lập thị trường có thể duy trì danh mục trái phiếu của mình ngay cả trong thời kỳ thị trường tín dụng suy giảm.
  • Các quỹ đầu tư mạo hiểm: Sử dụng chứng khoán phái sinh tín dụng như một phương thức hiệu quả nhất để xây dựng vị thế liên quan đến rủi ro tín dụng.
  • Các nhà quản lý tài sản: Thông qua thị trường chứng khoán phái sinh tín dụng, các nhà quản lý tài sản có thể nắm giữ hoặc bán khống rủi ro tín dụng đối với liên quan đến một tổ chức đơn lẻ hoặc thị trường nói chung.
  • Các công ty bảo hiểm: Các công ty này thường bán bảo hiểm nhằm kiếm lợi nhuận từ các khoản phí mà bên mua bảo hiểm trả cho họ.
  • Các doanh nghiệp: Chủ yếu tập trung vào vấn đề quản lý rủi ro và sử dụng các chỉ số hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng cũng như các sản phẩm tín dụng cơ cấu nhằm gia tăng lợi suất của các tài sản hưu trí hoặc của các vị thế tiền mặt trên bảng cân đối kế toán.

2. Các sản phẩm chứng khoán phái sinh tín dụng

  • Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS)

Là hợp đồng giữa hai bên, trong đó một bên mua lấy sự bảo vệ trước nguy cơ thua lỗ do các sự cố liên quan đến mức độ tín nhiệm của một định chế cơ sở trong một khoảng thời gian nhất định (thời gian đáo hạn của hợp đồng).

Bên mua bảo hiểm trả một khoản phí định kỳ cho đến khi hợp đồng hoán đổi đáo hạn. Bên bán của hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng, tức là bên bán sự bảo vệ, thu phí định kỳ và hưởng lợi nếu khả năng thanh toán nợ của tổ chức tham chiếu duy trì tình trạng ổn định hoặc được cải thiện trong thời gian hiệu lực của hợp đồng hoán đổi. Nếu một sự cố tín dụng xảy ra trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, bên mua bảo hiểm chỉ cần trả khoản phí cộng dồn cho đến ngày phát sinh sự kiện đó, đồng thời chuyển giao nghĩa vụ nợ/công cụ nợ tham chiếu cho bên bán để đổi lấy khoản thanh toán bảo hiểm. Vì vậy, việc bán sự bảo vệ tạo ra vị thế rủi ro tín dụng như việc sở hữu một trái phiếu hoặc một khoản vay.

  •  Hợp đồng hoán đổi tổng lợi tức (TRS)

Là thỏa thuận về việc trao đổi tổng lợi tức của một tài sản tài chính giữa hai bên tham gia, mục đích nhằm chuyển rủi ro tín dụng từ một bên sang bên còn lại.

Hợp đồng hoán đổi tổng lợi tức gồm hai bên tham gia: một bên trả tổng lợi tức và một bên nhận tổng lợi tức gắn với một tài sản tài chính (nghĩa vụ/công cụ nợ cơ sở).

Hợp đồng hoán đổi tổng lợi tức cho phép bên nhận tổng lợi tức có được cơ hội tiếp cận và thu lợi từ một tài sản mà không nhất thiết phải sở hữu nó.

Nguồn: SRTC

Bài viết liên quan
Rủi ro trên thị trường chứng khoán
Các video khác
Kiểm tra kiến thức nhanh
Để kiểm tra kiến thức của bạn về chứng khoán và TTCK, hãy tham gia cùng chúng tôi
Câu hỏi khảo sát
Bạn nhận thấy hiểu biết của mình về chứng khoán và đầu tư chứng khoán như thế nào?
  • Trụ sở Trung tâm:
  • Địa chỉ: 234 Lương Thế Vinh, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • ĐT:      (84-24) 3553 5870 (P. Hành chính)

                (84-24) 3553 5874 (P. Đào tạo)

  • Fax:     (84-24) 3553 5869
  • Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh:
  • Địa chỉ: số 264B Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
  • ĐT:      (84-28) 3930 9040 (P. Hành chính)

                (84-28) 3930 9042 (P. Đào tạo)

  • Fax:     (84-28) 3930 9040