Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, với mục tiêu phổ cập kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho đông đảo công chúng quan tâm, do đó các chương trình đào tạo của SRTC được xây dựng với nội dung và thời lượng phù hợp cho mọi đối tượng học viên.
Nếu người học chưa có hiểu biết gì về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì nên tham gia các khóa học của Trung tâm theo trình tự như sau:
1. Khóa "Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán";
2. Khóa "Phân tích và đầu tư chứng khoán"
3. Khóa "Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán"
Như vậy, học viên tham gia khóa học sẽ được tiếp cận từ những kiến thức cơ bản nhất đến những kiến thức chuyên sâu hơn về chứng khoán và thị trường chứng khoán, các quy định pháp luật hiện hành trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bên cạnh việc theo học các khóa đào tạo tại SRTC, học viên có thể tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức chứng khoán tại Thư viện của SRTC hoặc thông qua các sách báo, internet,... để đạt được hiệu quả cao hơn.
Nếu người học chưa có hiểu biết gì về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì nên tham gia các khóa học của Trung tâm theo trình tự như sau:
1. Khóa "Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán";
2. Khóa "Phân tích và đầu tư chứng khoán"
3. Khóa "Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán"
Như vậy, học viên tham gia khóa học sẽ được tiếp cận từ những kiến thức cơ bản nhất đến những kiến thức chuyên sâu hơn về chứng khoán và thị trường chứng khoán, các quy định pháp luật hiện hành trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bên cạnh việc theo học các khóa đào tạo tại SRTC, học viên có thể tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức chứng khoán tại Thư viện của SRTC hoặc thông qua các sách báo, internet,... để đạt được hiệu quả cao hơn.
Căn cứ quy định hiện hành, bạn không phải học lần lượt các khóa học. Bạn có thể đăng ký học dựa theo nhu cầu của bạn, kế hoạch đào tạo của Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo Chứng khoán (SRTC). Bạn có thể tham khảo kế hoạch đào tạo của SRTC tại website: http://www.srtc.org.vn
Căn cứ quy định hiện hành, các khóa học chuyên môn về chứng khoán và thị trường chứng khoán được tổ chức tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán (SRTC) dành cho cán bộ quản lý, nhân viên của các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán và các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật và của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Như vậy, tất cả các cá nhân quan tâm đến khóa học chuyên môn về chứng khoán đều có thể tham gia các khóa học tại SRTC.
Thủ tục đăng ký học tại SRTC như sau:
-Bước 1: Người học tìm hiểu kế hoạch đào tạo trên Website của SRTC: http://www.srtc.org.vn, hoặc liên hệ Phòng Đào tạo theo số điện thoại: 04.35535874, 04.35430672 để được giới thiệu, tư vấn về các khóa học.
-Bước 2: Căn cứ kế hoạch đào tạo của SRTC, người học lựa chọn khóa học và đăng ký học trước ngày khai giảng khóa học, đăng ký học bằng cách nộp học phí trực tiếp tại phòng Kế toán - SRTC, số 234 Lương Thế Vinh, Nam Từ Liêm, Hà Nội, hoặc chuyển khoản học phí vào tài khoản của SRTC theo nội dung sau:
+ Tên tài khoản: Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo Chứng khoán.
+ Số tài khoản: 10201 0000 309976
+ Tại: Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Thanh xuân.
+ Nội dung: Tên khóa học, ngày khai giảng, tên học viên (nếu là tổ chức ghi rõ tên công ty, số lượng người đăng ký), số điện thoại.
-Bước 3: Tai buổi khai giảng khóa học, học viên nhận lịch học, giáo trình và hoàn thiện các yêu cầu về hồ sơ học viên, nội quy khóa học theo hướng dẫn của cán bộ phụ trách lớp học của SRTC.
Thủ tục đăng ký học tại SRTC như sau:
-Bước 1: Người học tìm hiểu kế hoạch đào tạo trên Website của SRTC: http://www.srtc.org.vn, hoặc liên hệ Phòng Đào tạo theo số điện thoại: 04.35535874, 04.35430672 để được giới thiệu, tư vấn về các khóa học.
-Bước 2: Căn cứ kế hoạch đào tạo của SRTC, người học lựa chọn khóa học và đăng ký học trước ngày khai giảng khóa học, đăng ký học bằng cách nộp học phí trực tiếp tại phòng Kế toán - SRTC, số 234 Lương Thế Vinh, Nam Từ Liêm, Hà Nội, hoặc chuyển khoản học phí vào tài khoản của SRTC theo nội dung sau:
+ Tên tài khoản: Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo Chứng khoán.
+ Số tài khoản: 10201 0000 309976
+ Tại: Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Thanh xuân.
+ Nội dung: Tên khóa học, ngày khai giảng, tên học viên (nếu là tổ chức ghi rõ tên công ty, số lượng người đăng ký), số điện thoại.
-Bước 3: Tai buổi khai giảng khóa học, học viên nhận lịch học, giáo trình và hoàn thiện các yêu cầu về hồ sơ học viên, nội quy khóa học theo hướng dẫn của cán bộ phụ trách lớp học của SRTC.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP:
“Trái phiếu doanh nghiệp xanh” là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành để đầu tư cho dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án mang lại lợi ích về môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
“Trái phiếu doanh nghiệp xanh” là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành để đầu tư cho dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án mang lại lợi ích về môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP:
“Trái phiếu chuyển đổi” là loại hình trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của chính doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.
“Trái phiếu chuyển đổi” là loại hình trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của chính doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP:
“Trái phiếu kèm chứng quyền” là loại hình trái phiếu được công ty cổ phần phát hành kèm theo chứng quyền, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.
“Trái phiếu kèm chứng quyền” là loại hình trái phiếu được công ty cổ phần phát hành kèm theo chứng quyền, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.
“Mục đích phát hành trái phiếu” được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 153/2020/NĐ-CP và được sửa đổi tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Mục đích phát hành trái phiếu là để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành tại phương án phát hành theo quy định tại Điều 13 Nghị định này và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư.
Mục đích phát hành trái phiếu là để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành tại phương án phát hành theo quy định tại Điều 13 Nghị định này và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP:
“Trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.
“Trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.
“Trái phiếu có bảo đảm” được quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP và được sửa đổi tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 65/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“Trái phiếu có bảo đảm” là loại hình trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần lãi, gốc bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; hoặc được bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính ở nước ngoài, tổ chức tài chính quốc tế theo quy định của pháp luật
“Trái phiếu có bảo đảm” là loại hình trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần lãi, gốc bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; hoặc được bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính ở nước ngoài, tổ chức tài chính quốc tế theo quy định của pháp luật
“Điều kiện, điều khoản cơ bản của trái phiếu” được quy định tại Điều 6 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP và được sửa đổi tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 65/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1. Kỳ hạn trái phiếu: do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt chào bán căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp.
2. Khối lượng phát hành: do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt chào bán căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp.
3. Đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu
a) Đối với trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, đồng tiền phát hành, thanh toán lãi, gốc trái phiếu là đồng Việt Nam.
b) Đối với trái phiếu chào bán ra thị trường quốc tế, đồng tiền phát hành, thanh toán lãi, gốc trái phiếu là ngoại tệ theo quy định tại thị trường phát hành và tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
4. Mệnh giá trái phiếu
a) Trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, mệnh giá là một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam hoặc bội số của một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam.
b) Trái phiếu chào bán ra thị trường quốc tế, mệnh giá thực hiện theo quy định tại thị trường phát hành.
5. Hình thức trái phiếu
a) Trái phiếu được chào bán dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
b) Doanh nghiệp phát hành quyết định cụ thể hình thức trái phiếu đối với mỗi đợt chào bán theo quy định tại thị trường phát hành.
6. Lãi suất danh nghĩa trái phiếu
a) Lãi suất danh nghĩa trái phiếu có thể xác định theo một trong các phương thức: lãi suất cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu; lãi suất thả nổi; hoặc kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi.
b) Trường hợp lãi suất danh nghĩa là lãi suất thả nổi hoặc kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi, doanh nghiệp phát hành phải nêu cụ thể cơ sở tham chiếu để xác định lãi suất danh nghĩa tại phương án phát hành và công bố thông tin cho nhà đầu tư mua trái phiếu về cơ sở tham chiếu được sử dụng.
c) Doanh nghiệp phát hành quyết định lãi suất danh nghĩa cho từng đợt chào bán phù hợp với tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ. Lãi suất trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành ngoài việc tuân thủ quy định tại Nghị định này phải phù hợp với quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
7. Loại hình trái phiếu do doanh nghiệp phát hành quyết định theo quy định của pháp luật.
8. Phương thức thanh toán lãi, gốc trái phiếu do doanh nghiệp phát hành quyết định căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn và thông lệ thị trường phát hành để công bố cho nhà đầu tư trước khi chào bán trái phiếu.
1. Kỳ hạn trái phiếu: do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt chào bán căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp.
2. Khối lượng phát hành: do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt chào bán căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp.
3. Đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu
a) Đối với trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, đồng tiền phát hành, thanh toán lãi, gốc trái phiếu là đồng Việt Nam.
b) Đối với trái phiếu chào bán ra thị trường quốc tế, đồng tiền phát hành, thanh toán lãi, gốc trái phiếu là ngoại tệ theo quy định tại thị trường phát hành và tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
4. Mệnh giá trái phiếu
a) Trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, mệnh giá là một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam hoặc bội số của một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam.
b) Trái phiếu chào bán ra thị trường quốc tế, mệnh giá thực hiện theo quy định tại thị trường phát hành.
5. Hình thức trái phiếu
a) Trái phiếu được chào bán dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
b) Doanh nghiệp phát hành quyết định cụ thể hình thức trái phiếu đối với mỗi đợt chào bán theo quy định tại thị trường phát hành.
6. Lãi suất danh nghĩa trái phiếu
a) Lãi suất danh nghĩa trái phiếu có thể xác định theo một trong các phương thức: lãi suất cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu; lãi suất thả nổi; hoặc kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi.
b) Trường hợp lãi suất danh nghĩa là lãi suất thả nổi hoặc kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi, doanh nghiệp phát hành phải nêu cụ thể cơ sở tham chiếu để xác định lãi suất danh nghĩa tại phương án phát hành và công bố thông tin cho nhà đầu tư mua trái phiếu về cơ sở tham chiếu được sử dụng.
c) Doanh nghiệp phát hành quyết định lãi suất danh nghĩa cho từng đợt chào bán phù hợp với tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ. Lãi suất trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành ngoài việc tuân thủ quy định tại Nghị định này phải phù hợp với quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
7. Loại hình trái phiếu do doanh nghiệp phát hành quyết định theo quy định của pháp luật.
8. Phương thức thanh toán lãi, gốc trái phiếu do doanh nghiệp phát hành quyết định căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn và thông lệ thị trường phát hành để công bố cho nhà đầu tư trước khi chào bán trái phiếu.
Chỉ số chứng khoán
Các video khácKiểm tra kiến thức nhanh
Để kiểm tra kiến thức của bạn về chứng khoán và TTCK, hãy tham gia cùng chúng tôi
Câu hỏi khảo sát
Bạn nhận thấy hiểu biết của mình về chứng khoán và đầu tư chứng khoán như thế nào?