Tìm hiểu về ESG: Chuẩn mực của tổ chức sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI) (Phần 18)

Được thành lập vào năm 1997, GRI là tổ chức độc lập quốc tế lập giúp đỡ doanh nghiệp, chính phủ và tổ chức hiểu và công bố mức độ ảnh hưởng của việc kinh doanh đến các vấn đề phát triển bền vững cấp thiết như: biến đổi khí hậu, chống tham nhũng và các vấn đề khác.

Ngày nay, hơn 10.000 công ty trên khắp thế giới sử dụng GRI cho mục đích của họ báo cáo tính bền vững. Ban thư ký GRI có trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan, với mạng lưới trung tâm đảm bảo hỗ trợ chiến lược cho các tổ chức và các bên liên quan trên toàn thế giới

Tầm nhìn: "một tương lai mà ở đó các vấn đề phát triển bền vững là một phần không thể tách rời của quá trình ra quyết định của bất cứ tổ chức nào".

           Sứ mệnh: Thông qua hệ thống chuẩn mực và hệ thống các bên liên quan, trao quyền cho những người ra quyết định để thực hiện các hoạt động hướng đến một nền kinh tế và thế giới bền vững.

 

Chuẩn mực của GRI

Chuẩn mực của GRI ra đời năm 2016 như là một sự phát triển của bộ hướng dẫn G4 trước đó. Nó chính thức có hiệu lực đối với các báo cáo được lập từ 1 tháng 7 năm 2018 trở đi và được khuyến khích áp dụng sớm.

Bộ chuẩn mực của GRI tăng cường tính so sánh và chất lượng của các thông tin về phát triển bền vững đảm bảo sự minh bạch hơn đối với các tác động kinh tế, môi trường và xã hội. Đây là một chuẩn mực chung được chấp nhận rộng rãi toàn cầu tạo ra một ngôn ngữ chung cho các tổ chức và các bên liên quan mà thông qua đó, các tác động của tổ chức được công bố và đánh giá.

         Bộ chuẩn mực của GRI bao gồm: tiêu chuẩn toàn cầu (Universal Standards), tiêu chuẩn ngành (Sector Standards), 33 tiêu chuẩn theo nội dung cụ thể.

Nguồn: Internet

Tiêu chuẩn toàn cầu (Universal standard): tiêu chuẩn áp dụng đối với tất cả các tổ chức bằng cách đưa ra những nguyên tắc quan trọng khi chuẩn bị một báo cáo. Thông tin chung về doanh nghiệp sẽ được công bố cụ thể như quy mô,  hoạt động, quản trị công ty và cam kết của các bên liên quan.

Tiêu chuẩn ngành (Sector Standard): các doanh nghiệp sẽ lựa chọn bộ tiêu chuẩn ngành phù hợp với ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động. Tiêu chuẩn ngành sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong cùng ngành xác định nội dung quan trọng cần báo cáo. Ví dụ, một doanh nghiệp dầu mỏ sẽ cần công bố thông tin theo Tiêu chuẩn GRI cho ngành dầu khí.

          Tiêu chuẩn theo nội dung cụ thể (Topic Standard): 33 tiêu chuẩn theo nội dung cụ thể yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo tác động của các yếu tố đến doanh nghiệp và cách quản lý những ảnh hưởng của yếu tố đó.

Nguồn: Phòng Quản lý Nghiên cứu khoa học - SRTC

Bài viết liên quan
Một số vấn đề cần lưu ý khi đầu tư
Các video khác
Kiểm tra kiến thức nhanh
Để kiểm tra kiến thức của bạn về chứng khoán và TTCK, hãy tham gia cùng chúng tôi
Câu hỏi khảo sát
Bạn nhận thấy hiểu biết của mình về chứng khoán và đầu tư chứng khoán như thế nào?
  • Trụ sở Trung tâm:
  • Địa chỉ: 234 Lương Thế Vinh, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • ĐT:      (84-24) 3553 5870 (P. Hành chính)

                (84-24) 3553 5874 (P. Đào tạo)

  • Fax:     (84-24) 3553 5869
  • Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh:
  • Địa chỉ: số 264B Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
  • ĐT:      (84-28) 3930 9040 (P. Hành chính)

                (84-28) 3930 9042 (P. Đào tạo)

  • Fax:     (84-28) 3930 9040