Nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Phần 1)

Văn bản quy định chế tài xử lý vi phạm

Đối với vi phạm pháp luật về chứng khoán, tùy theo hành vi, tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả của vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.

- Các vi phạm hành chính về chứng khoán sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật XLVPHC 2012), Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK (văn bản hiện hành là Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 thay thế Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 và Nghị định số 145/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016).

- Các vi phạm hình sự (tội phạm) về chứng khoán sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại BLHS 2015 (phần các tội danh về chứng khoán quy định tại các Điều 209, 210, 211, 212).

Nguyên tắc áp dụng hình thức xử phạt, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm hành chính:

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật XLVPHC 2012, một số nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần; nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó, một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính; đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân…

- Theo quy định tại Khoản 4 Điều 23 Luật XLVPHC 2012, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

- Một số tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Điều 9 Luật XLVPHC 2012 bao gồm: người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại; người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính; vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra; vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu…

- Một số tình tiết tăng nặng theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật XLVPHC 2012 bao gồm: vi phạm hành chính có tổ chức; vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm; tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó; sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính; vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn…

- Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 11 Luật XLVPHC 2012 bao gồm: thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết; thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng; thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ; thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 65 Luật XLVPHC 2012, người xử phạt không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại Điều 11 nêu trên và các trường hợp: không xác định được đối tượng vi phạm hành chính; hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính; cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt; chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm. Tuy nhiên, người xử phạt vẫn có thể ban hành quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Nguồn: SRTC

Xem tiếp phần 2: https://nhadautu.srtc.org.vn/p/nguyen-tac-xu-ly-vi-pham-phap-luat-ve-chung-khoan-tren-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-phan-2

Bài viết liên quan
Cổ phiếu
Các video khác
Kiểm tra kiến thức nhanh
Để kiểm tra kiến thức của bạn về chứng khoán và TTCK, hãy tham gia cùng chúng tôi
Câu hỏi khảo sát
Bạn nhận thấy hiểu biết của mình về chứng khoán và đầu tư chứng khoán như thế nào?
  • Trụ sở Trung tâm:
  • Địa chỉ: 234 Lương Thế Vinh, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • ĐT:      (84-24) 3553 5870 (P. Hành chính)

                (84-24) 3553 5874 (P. Đào tạo)

  • Fax:     (84-24) 3553 5869
  • Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh:
  • Địa chỉ: số 264B Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
  • ĐT:      (84-28) 3930 9040 (P. Hành chính)

                (84-28) 3930 9042 (P. Đào tạo)

  • Fax:     (84-28) 3930 9040