Đặc điểm nhận diện vi phạm pháp luật chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam

- Chủ thể vi phạm pháp luật chứng khoán là tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK) như: công ty đại chúng; tổ chức chào bán/phát hành chứng khoán; tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch; công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, người hành nghề chứng khoán; tổ chức kiểm toán được chấp thuận, kiểm toán viên được chấp thuận; tổ chức tư vấn chào bán, phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành; tổ chức đấu thầu, đại lý phát hành; cổ đông sáng lập, cổ đông lớn, cổ đông nội bộ và người có liên quan của cổ đông nội bộ; nhà đầu tư; ngân hàng lưu ký, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán, ngân hàng giám sát; các tổ chức, cá nhân khác hoạt động trên TTCK hoặc có liên quan đến hoạt động về chứng khoán và TTCK.

- Ngoài ra, trên TTCK còn có đối tượng đặc thù có thể là chủ thể vi phạm là Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (trước là Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam) và có thể bị xử phạt hành chính.

- Hành vi vi phạm phải có lỗi của chủ thể, vi phạm quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán hiện hành như: Luật Chứng khoán 2019, Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán 2019, Nghị định 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh,… cùng các Thông tư hướng dẫn chi tiết về các hoạt động chứng khoán như: công bố thông tin trên TTCK, giao dịch chứng khoán, hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư, văn phòng đại diện, chỉ tiêu an toàn tài chính, giao dịch điện tử…

- Thực hiện vi phạm liên quan đến các hoạt động chứng khoán được quy định tại văn bản pháp luật chứng khoán như: chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ; chào bán chứng khoán ra công chúng; phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế; phát hành thêm cổ phiếu; nghĩa vụ của công ty đại chúng; hoạt động chào mua công khai; niêm yết chứng khoán, đăng ký giao dịch chứng khoán; kinh doanh chứng khoán và hành nghề chứng khoán; giao dịch chứng khoán; đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán; hoạt động ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát; nghĩa vụ công bố thông tin và báo cáo; kiểm toán các đơn vị có lợi ích công chúng; các hoạt động khác trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.

- Tùy theo hành vi, tính chất, mức độ vi phạm pháp luật chứng khoán mà tổ chức, cá nhân có thể phải chịu chế tài xử lý hành chính được quy định tại Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK; chế tài xử lý hình sự được quy định tại Bộ luật hình sự 2015 (Điều 209. Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán; Điều 210. Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; Điều 211. Tội thao túng thị trường chứng khoán; Điều 212. Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán); hoặc chịu trách nhiệm dân sự: bồi thường, thực hiện các trách nhiệm dân sự khác theo quy định tại Điều 133 Luật Chứng khoán 2019.

Nguồn: SRTC

Bài viết liên quan
Phân tích cơ bản
Các video khác
Kiểm tra kiến thức nhanh
Để kiểm tra kiến thức của bạn về chứng khoán và TTCK, hãy tham gia cùng chúng tôi
Câu hỏi khảo sát
Bạn nhận thấy hiểu biết của mình về chứng khoán và đầu tư chứng khoán như thế nào?
  • Trụ sở Trung tâm:
  • Địa chỉ: 234 Lương Thế Vinh, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • ĐT:      (84-24) 3553 5870 (P. Hành chính)

                (84-24) 3553 5874 (P. Đào tạo)

  • Fax:     (84-24) 3553 5869
  • Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh:
  • Địa chỉ: số 264B Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
  • ĐT:      (84-28) 3930 9040 (P. Hành chính)

                (84-28) 3930 9042 (P. Đào tạo)

  • Fax:     (84-28) 3930 9040