SDGs là viết tắt của "Sustainable Development Goals", có nghĩa là "Mục tiêu Phát triển Bền vững". Đây là 17 mục tiêu phát triển bền vững được Liên Hợp Quốc đề xuất và thông qua trong chương trình nghị sự vì sự phát triển 2030 vào năm 2015. SDGs cung cấp một kế hoạch chi tiết chung về hòa bình, thịnh vượng cho con người và Trái đất, hiện tại và tương lại. Mục tiêu chính của 17 Mục tiêu phát triển bền vững là lời kêu gọi tất cả các quốc gia đã và đang phát triển có hành đồng chấm dứt nghèo đói, bảo vệ môi trường, cải thiện sức khỏe, giảm bất bình đẳng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và nỗ lực bảo tồn đại dương và rừng của chúng ta. SDGs được xây dựng dựa trên nỗ lực hàng thập kỷ từ năm 1992 đến năm 2015 của các quốc gia và Liên Hợp Quốc, bao gồm cả Ban Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc.
Nguồn: Internet
Mục tiêu 1: Xóa nghèo
Mục tiêu 2: Xóa nạn đói, đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao chất lượng dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
Mục tiêu 3: Đảm bảo sức khỏe và có cuộc sống tốt
Mục tiêu 4: Đảm báo chất lượng giáo dục, công bằng và toàn diện, tạo cơ hội học tập cho tất cả mọi người.
Mục tiêu 5: Bình đẳng giới
Mục tiêu 6: Nước sạch và vệ sinh
Mục tiêu 7: Đảm bảo năng lượng sạch, đáng tin cậy, bền vững với mức giá hợp lý.
Mục tiêu 8: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục, tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm cho tất cả mọi người.
Mục tiêu 9: Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng vững chắc, thúc đẩy công nghiệp hóa toàn diện và bền vững, thúc đẩy đổi mới.
Mục tiêu 10: Giảm bất bình đẳng trong và giữa các nước.
Mục tiêu 11: Xây dựng thành phố và khu dân cư toàn diện, an toàn và bền vững
Mục tiêu 12: Đảm bảo phương thức sản xuất và tiêu dùng bền vững
Mục tiêu 13: Có hành động kịp thời để chống lại biến đổi khí hậu và ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.
Mục tiêu 14: Bảo tồn và sử dụng bền vững các tài nguyên biển, đại dương.
Mục tiêu 15: Bảo vệ, khôi phục và thúc đẩy sự dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý rừng, chống sa mạc hóa, ngăn chặn và đảo ngược tình trạng suy thoái đất và mất đa dạng sinh học.
Mục tiêu 16: Thúc đẩy xã hội hòa bình để phát triển bền vững, mang lại cơ hội tiếp cận công lý cho tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, đáng tin cậy và toàn diện.
Mục tiêu 17: Tăng cường các phương thức thực hiện và khôi phục mối Quan hệ đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.
Năm 2017, Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc đã xây dựng một kế hoạch chiến lược chung (One Strategic Plan – OSP) nhằm lồng ghép SDGs với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2011-2020) và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (2016-2020). Kế hoạch này tập trung vào bốn lĩnh vực chính: Đầu tư vào con người, Đảm bảo khả năng thích ứng với khí hậu và môi trường bền vững, Thịnh vượng và hợp tác, Thúc đẩy công lý, hòa bình và quản trị toàn diện. Đây là nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong lộ trình hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Nguồn: Phòng Quản lý Nghiên cứu khoa học - SRTC