1. Đường trung bình trượt (MA – Moving Average)
+ Đường MA được tính toán nhằm làm “trơn” đường giá theo tham số “chu kỳ”.
+ Là một trong những công cụ hiệu quả xác định xu hướng và dấu hiệu đảo chiều xu hướng.
+ Đưa ra các tín hiệu mua/bán tối ưu; xác định mức hỗ trợ/kháng cự.
+ Hiệu quả cao khi thị trường đang diễn biến theo xu thế.
2. Dải Bollinger (Bollinger Bands)
+ Dải Bollinger được sử dụng để xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả.
+ Trong hầu hết các thời điểm, giá chỉ dao động trong dải Bollinger.
+ Thu hẹp khi giá ít biến động; Mở rộng khi giá dao động mạnh.
+ Nên sử dụng kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác.
3. Chỉ số sức mạnh tương quan (RSI)
+ So sánh sự tương quan giữa mức độ tăng giá và giảm giá của chứng khoán trong 14 ngày.
+ RSI > 70: Lực mua đối với cổ phiếu là rất lớn (overbought).
+ RSI < 30: Lực bán đối với cổ phiếu là rất lớn (oversold).
+ RSI còn được sử dụng để xác định dấu hiệu “phân kỳ tăng”/“phân kỳ giảm”.
4. Chỉ báo dòng tiền (MFI)
+ So sánh sự tương quan giữa giá trị phiên tăng giá (áp lực mua) và phiên giảm giá (áp lực bán) trong 14 ngày. - MFI > 80: Dòng tiền đang “đổ vào” thị trường rất mạnh, lực mua đang chiếm ưu thế.
+ MFI < 20: Dòng tiền đang “rút ra” khỏi thị trường rất mạnh, lực bán đang chiếm ưu thế.
+ MFI còn được sử dụng để xác định dấu hiệu “phân kỳ tăng”/“phân kỳ giảm”.
Nguồn: SRTC