Lãi gộp xuất hiện khi thu nhập hoặc lợi nhuận từ các khoản đầu tư được đem tái đầu tư và tính nhập vào vốn gốc. Khi thời gian đầu tư càng kéo dài, giá trị khoản lãi gộp được tạo ra và cộng dồn vào vốn gốc càng lớn, hệ quả là khả năng đem lại thu nhập trong tương lai càng cao hơn.
Ví dụ: Hai nhà đầu tư A và B cùng đầu tư vào một tài sản với số tiền ban đầu bằng nhau là 100 triệu đồng. Mức sinh lời bình quân hàng năm của tài sản này là 10%, tức là cứ mỗi năm tài sản đem lại thu nhập 10 triệu đồng. Điểm khác biệt giữa hai nhà đầu tư này là lợi nhuận đầu tư hàng năm được cộng dồn vào vốn gốc trong trường hợp nhà đầu tư B, trong khi nhà đầu tư A thì lựa chọn không đem tái đầu tư số tiền đó. Chúng ta có bảng kết quả sau:
|
Nhà đầu tư A |
Nhà đầu tư B |
Giá trị đầu tư ban đầu |
100.000.000 |
100.000.000 |
Mức sinh lời bình quân hàng năm |
10%, không tính gộp lãi |
10%, tính gộp lãi |
Tổng số tiền có được sau 1 năm |
110.000.000 |
110.000.000 |
Tổng số tiền có được sau 5 năm |
150.000.000 |
161.051.000 |
Tổng số tiền có được sau 10 năm |
200.000.000 |
259.374.246 |
Tổng số tiền có được sau 20 năm |
300.000.000 |
672.749.949 |
Có thể thấy, khi thời gian đầu tư càng kéo dài, sự khác biệt giữa việc tính gộp lãi và không tính gộp lãi càng lớn, do thu nhập đã được tạo ra không chỉ từ khoản đầu tư gốc mà từ cả những khoản lãi phát sinh trước đó. Sau 20 năm, với lựa chọn tái đầu tư thay vì rút tiền lãi về để sử dụng, nhà đầu tư B đã có số tiền lớn gấp hơn 2 lần so với nhà đầu tư A.
Tác động trên của việc tính gộp lãi và yếu tố thời gian rất có ý nghĩa đối với những người xác định trước những mục tiêu tài chính dài hạn, chẳng hạn như chuẩn bị cho cuộc sống sau khi nghỉ hưu hoặc chi phí học đại học cho con cái. Việc bắt đầu sớm một khoản đầu tư dài hạn, tích lũy giá trị gốc dần theo thời gian có thể đem lại những kết quả tưởng chừng như không thể nếu chỉ được diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn.